Quy định về đăng kiểm: Nhắm mắt bắt thuốc
Ảnh Internet
Để xác định được tần suất đăng kiểm là bao nhiêu mà chỉ dựa trên các lập luận như xe này dùng ít, xe kia dùng nhiều, linh kiện cái này tốt, cái kia được bảo hành… thì đều nhắm mắt bốc thuốc.
Sau đó, chạy một vài cái hồi quy. Vế bên tay trái là xác suất tai nạn hoặc thiệt hại từ vụ tai nạn. Vế bên phải là tuổi thọ xe, khoảng thời gian đăng kiểm gần nhất, cho interact với kiểu dáng xe, hình thức sử dụng, và control bằng các thông số còn lại. Từ đó sẽ tính ra được ảnh hưởng của thời gian đăng kiểm đến nguy cơ tai nạn và thiệt hại.
Tiếp theo là tính toán chi phí của việc quy định các tần suất đăng kiểm khác nhau. Cái này dễ tính vì chỉ cần cộng chi phí của một lần đăng kiểm nhân với số xe là xong.
Cuối cùng là so sánh giữa chi phí của việc đăng kiểm và lợi ích giảm tai nạn thu được.
Đó là cách làm chính sách đúng. Mình làm chính sách 10 năm nay, chưa bao giờ thấy một cơ quan nào của Việt Nam làm vậy.
Khi không thể có dữ liệu và không thể tính được như vậy, thì Chính phủ, Quốc hội và Bộ trưởng buộc phải dựa vào chuyên môn của các Cục, Vụ khi họ nói 1 năm là phù hợp hơn 2 năm.
Mà những người có chuyên môn này lại được hưởng lợi từ các khoản tiền nộp hàng tháng từ dưới lên, nên họ có động cơ tốt để nói chu kỳ kiểm định càng ngắn càng tốt.
Thực tế này, không chỉ đúng với ngành đăng kiểm.
——————————
Nhiều người bảo: phải để Quốc hội làm luật chứ không thể để Chính phủ hay các Bộ, vì như thế dễ thao túng chính sách.
Cách này có thể giúp hạn chế động cơ nói chu kỳ đăng kiểm ngắn lại, nhưng thử hỏi Quốc hội làm sao có đủ chuyên môn để phán chu kỳ 6 tháng hay 3 năm?
Thế nên, nhiệm vụ của Quốc hội không phải là đi tính toán cụ thể xem nó là bao nhiêu. Mà Quốc hội chỉ cần bác bỏ hoặc chất vấn các đề xuất chính sách khi nó chưa được tính toán đủ khoa học.
Mình cũng chưa bao giờ thấy Quốc hội bác bỏ một đề xuất chính sách của các Bộ ngành chỉ vì nó đang được nhắm mắt bốc thuốc.
Nguyễn Minh Đức
FB Nguyễn Minh Đức