Chủ động là phẩm chất của người ‘làm nên chuyện’: 4 thói quen chủ động giúp sự nghiệp của bạn ‘vút bay’.
1. Nhận thức
Thử tưởng tượng bạn đang định nấu những món ăn mới lạ, hấp dẫn cho bữa tối hôm nay. Khi đến siêu thị rồi bạn mới chợt nhận ra rằng chưa có món ăn nào được quyết định cả. Liệu bữa tối ấy có suôn sẻ như ý định ban đầu không? Chắc chắn là không. Bạn sẽ chẳng có gì trong tay nếu bản thân không hề biết mình muốn gì. Vì vậy, đầu tiên và quan trọng nhất, hãy quyết định những gì bạn muốn. Sự yên ổn, tiền bạc, địa vị, sức khỏe hay bất cứ điều gì khác?
Giả sử tiếp rằng bạn quyết định sẽ làm một chiếc bánh pizza phô mai. Nhưng bánh to cỡ nào? Toppings là gì? Nếu không xác định được, bạn đâu biết cần mua bao nhiêu và mua những gì. Ví dụ, nếu sự yên bình là đích đến, khi đó bạn sẽ hạnh phúc hơn, có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Còn nếu bạn muốn có tiền, bạn sẽ có 3 xe Lamborghini, 1 biệt thự bên bờ biển, v.v.
Bạn quyết định sẽ làm một chiếc pizza phô mai cỡ lớn với lớp vỏ ớt và hành tây. Bây giờ, phần quan trọng nhất là bạn có thể chế biến được nó không? Một nửa trong số chúng ta đều bị mắc kẹt ở đây. Việc có kĩ năng để đạt được điều bản thân khao khát là rất quan trọng.
Thật may là bạn luôn có thể tìm ra cách:
Vạch ra 10 kỹ năng cần thiết để đạt được những gì bạn muốn. Ví dụ, nếu muốn sự an yên, bạn phải biết cách thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống. Để có tiền, cần có một kế hoạch kinh doanh hoặc kiến thức nhất định về lĩnh vực bạn đang tìm hiểu.
Tạo thang đo Likert cho 10 điều trên. Giả sử bạn đang nghĩ đến việc trở thành nhà văn và đã xác định được 10 kỹ năng cần thiết. Trong đó nhất định phải có kỹ năng viết. Đặt ra các câu đánh giá như “Tôi hài lòng với vốn từ vựng của mình”, “Tôi hài lòng với ngữ pháp của mình”, v.v … Mỗi câu sẽ có thang điểm 5 như hoàn toàn không đồng ý, hơi không đồng ý, trung lập, hơi đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Tương tự với các kỹ năng khác.
Sau cùng, hãy xếp hạng và nghiên cứu thang điểm trên. Cải thiện các lĩnh vực mà bạn đang yếu bằng một kế hoạch hành động cụ thể.
Dù tự nhận thức và đánh giá được những kĩ năng cần thiết, nhưng bạn có chắc chắn đạt được mục tiêu của mình?
Trường hợp 1: Có, tôi chắc chắn!
Tuyệt! Vì nghĩ rằng mình có thể, bạn sẽ làm những điều cần thiết cho bản thân. Dù có chuyện gì xảy ra, bạn bám sát vào kế hoạch đã đề ra để hoàn thành công việc. Hãy tránh xa những lời bào chữa khi việc trệch hướng. Bạn cần chấp nhận rủi ro vì để đạt được mục tiêu, mọi thứ đều phải trả giá.
Trường hợp 2: Tôi không chắc nữa!
Báo động đỏ! Vì không tin rằng mình có thể, bạn xem nhẹ mọi thứ. Bạn tìm lời biện minh khi không bám sát vào kế hoạch của mình. Bạn bắt đầu nghĩ đến kế hoạch B nhiều hơn kế hoạch A. Dần dần, kế hoạch B bắt đầu chuyển sang kế hoạch A. Bạn cảm thấy mất hứng thú và nhanh chóng từ bỏ kế hoạch A hoàn toàn.
Bạn cần tính toán thời gian để đạt được mục tiêu một cách khôn ngoan. Nếu không xác định được mình cần cố gắng trong bao lâu thì ước mơ mãi chỉ là mơ ước.
Có thể ngay cả sau nhiều nỗ lực bạn vẫn không thấy được mục tiêu của mình, đó là lúc khám phá những khả năng mới. Những tinh chỉnh và thay đổi trong kế hoạch có thể sẽ trở thành bước ngoặt quan trọng. Vì vậy, đừng ngần ngại nghĩ đến phương án B nếu thực sự cần thiết.
Nhưng, làm thế nào để quyết định rằng phương án B là cần thiết hay không? Câu trả lời là nếu bạn đủ khả năng về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Hy vọng bạn cảm thấy được tăng thêm sức mạnh qua bài viết trên, những quy tắc trên không hề khó và mất thời gian để làm theo. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang bám sát theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu của mình.
Hải Đăng