Mỗi sáng bỏ 10 trứng vào giỏ, đêm tới lại lấy ra 9 quả, cuối cùng điều gì sẽ xảy ra? Câu trả lời là nguyên tắc đầu tiên của việc làm giàu ai cũng phải biết

15 Th12, 2023
avatar post

Câu chuyện 1:

Một tác giả người Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát với câu hỏi là “Bạn có biết gia đình mình chi tiêu hết bao nhiêu tiền mỗi năm không?” Kết quả là gần 62,4% triệu phú trả lời rằng họ nắm rõ, trong khi chỉ có 35% người không giàu có biết rõ chi tiêu của gia đình.

Với câu hỏi “bạn có chi tiêu cho thực phẩm, quần áo, tiền nhà và phương tiện đi lại hàng năm theo dự toán của mình không?”. Người khảo sát cũng thu được kết quả tương tự. Các triệu phú chiếm 2/3 dự toán, trong khi những người không phải là triệu phú chỉ chiếm 1/3 mà thôi.

Phân tích sâu hơn nữa, hầu hết các triệu phú không lập dự toán sử dụng một cách đặc biệt để kiểm soát chi tiêu, tức là gây ra tình thế tiến thoái lưỡng nan về kinh tế , chẳng hạn như đầu tư hơn một nửa thu nhập của họ trước, sau đó phần để chi tiêu là phần thu nhập còn lại của họ.

[Bài học]

Đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Không! Điều này chỉ phản ánh sự khác biệt giữa người giàu và người bình thường trong cách đối xử với tiền bạc của họ. Tiết kiệm là đặc điểm chung của hầu hết những người giàu, và đó cũng là lý do quan trọng khiến họ trở nên giàu có. Họ đã hình thành thói quen tính toán cẩn thận và đầu tư khi có tiền, thay vì tiêu chúng một cách ngẫu nhiên. 

Từ điển của những người thành công không có hai từ “hoang phí”.

Mỗi sáng bỏ 10 trứng vào giỏ, đêm tới lại lấy ra 9 quả, cuối cùng điều gì sẽ xảy ra? Câu trả lời là nguyên tắc đầu tiên của việc làm giàu ai cũng phải biết - Ảnh 1.

 

Câu chuyện 2:

Nhiều người đã hỏi người đàn ông giàu có Akkad làm thế nào để trở nên giàu có, Akkad đã hỏi họ: “Nếu bạn lấy ra một cái giỏ, mỗi sáng bỏ mười quả trứng vào trong giỏ, và sau đó mỗi đêm lấy ra chín quả trứng trong giỏ, và cuối cùng điều gì sẽ xảy ra ? “

“Một ngày nào đó, giỏ sẽ đầy,” một người nào đó trả lời, “Bởi vì số trứng tôi bỏ vào giỏ nhiều hơn số trứng tôi lấy ra mỗi ngày 1 quả.”

Akkad cười và nói: “Nguyên tắc đầu tiên của việc làm giàu là bạn chỉ được sử dụng tối đa chín trong số mười đồng bạn bỏ vào ví tiền.”

[Bài học]

Lý do rất đơn giản, trừ khi bạn hình thành thói quen tằn tiện thì bạn khó mà tích lũy được tài sản, thậm chí có tích lũy cũng khó tồn tại lâu dài. Một đồng tiền có thể thực sự không đáng kể, nhưng nó là hạt giống mà qua đó sự giàu có được phát triển. Cần phải học cách tích lũy những hạt giống này cho bản thân mình.

Câu chuyện 3:

Một phóng viên Hồng Kông từng hỏi Lý Gia Thành, người giàu nhất châu Á – Thái Bình Dương, “Ông nghĩ thời điểm kiếm tiền hạnh phúc nhất trong đời ông là khi nào?”. Ông Lý nói: “Mở một cửa hàng nhỏ trên phố, cả ngày đều bận rộn, sau một ngày dài, đóng cửa lúc hoàng hôn. Cùng vợ đếm từng tờ tiền dưới ánh đèn mờ”.

Câu trả lời của Lý Gia Thành đã khiến phóng viên vô cùng ngạc nhiên. Nhưng đây thực sự là một câu trả lời tuyệt vời, không hề khoa trương chút nào, ai cũng sẽ đối với niềm hạnh phúc như vậy mà thầm mỉm cười trong lòng.

Mỗi sáng bỏ 10 trứng vào giỏ, đêm tới lại lấy ra 9 quả, cuối cùng điều gì sẽ xảy ra? Câu trả lời là nguyên tắc đầu tiên của việc làm giàu ai cũng phải biết - Ảnh 2.

 

[Bài học]

Tiêu chuẩn của hạnh phúc là một sợi dây cao su có thể kéo dài vô hạn, sự kì vọng của bạn càng lớn thì sợi dây càng kéo dài ra và tiêu chuẩn hạnh phúc càng cao. Hạ tiêu chuẩn hạnh phúc xuống tới mức mà ai cũng có thể đáp ứng được, để cuộc sống này tràn ngập hạnh phúc.

Câu chuyện 4:

Có một doanh nhân Trung Quốc ở Úc tên Tạ Anh Phúc, khi một nhà máy thép quốc doanh ở Malaysia hoạt động ì ạch và bị lỗ 150 triệu nhân dân tệ. Thủ tướng Mahathir đã tìm thấy anh ta và đề nghị anh ta làm chủ tịch của công ty, và anh ta đã đồng ý mà không do dự. Trong mắt những người khác, đây là một quyết định sai lầm vì các nhà máy thép không có khả năng trả nợ, thiết bị sản xuất lạc hậu, sự gắn kết của người lao động với nhau là một lỗ hổng lớn không thể lấp đầy.

Nhưng Tạ Anh Phúc đã thẳng thắn chia sẻ với giới truyền thông: “Khi tôi đến Malaysia, trong túi tôi chỉ có năm đô la. Đất nước này đã khiến tôi thành công. Bây giờ tôi muốn phục vụ cho đất nước này. Nếu tôi thất bại, nó sẽ tương đương với việc mất đi năm đồng nhân dân tệ. “

Tạ Anh Phúc, người đàn ông gần 60 tuổi, đã dọn ra khỏi căn biệt thự và sống trong nhà máy thép đổ nát, ba năm sau, nhà máy hoạt động trở lại và bắt đầu lại tạo ra được nhiều của cải hơn nữa.

[Bài học]

Mỗi người đều có năm tệ, nhưng khi bạn có mười nghìn, một triệu, mười triệu, bạn có còn dùng tiêu chuẩn năm tệ để đo mức độ hạnh phúc của mình không? Hạnh phúc giống như một bước nhảy cao, nhảy sào càng thấp thì chúng ta càng nhảy thoải mái hơn và không hề sợ hãi.

Tổng hợp

Lưu Ly

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị