Chứng khoán vừa có pha giảm điểm sốc, những chứng sĩ F0 lần đầu “lướt sóng” đã thấm thía nguyên tắc 90-90-90 kinh điển của thị trường?
Ngay trong phiên giao dịch ngày đầu tuần 12/7, thị trường chứng khoán đã có pha giảm điểm bất ngờ. Tại thời điểm hơn 11h, VN-Index giảm 71 điểm (-5,29%), gần bằng mức giảm của cả tuần trước, xuống 1.275,89 điểm. Thậm chí có thời điểm chỉ số này giảm tới mức kỷ lục 76 điểm.
Có thời điểm sàn HOSE có 374 mã giảm giá trong đó 83 mã giảm sàn, trong khi chỉ có 14 mã tăng giá. Toàn bộ cổ phiếu trong nhóm VN30 sáng 12/7 giảm giá, trong đó 7 mã hiện đang giao dịch tại giá sàn và hầu hết các mã khác giảm về sát giá sàn.
Phiên giao dịch như ngày 12/7 thực sự là thử thách lớn đối với những F0 lần đầu tham gia thị trường chứng khoán. Liệu nhà đầu tư có thể làm giàu từ giao dịch lướt sóng (trading) được không? Sau đây là ý kiến của CK Narayan, nhà sáng lập Neotrader. Ông là nhà đầu tư hơn có kinh nghiệm hơn 40 năm trên thị trường Ấn Độ.
Giao dịch lướt sóng (Trading) liệu có thực sự giá trị? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người phải suy ngẫm. Họ thường đặt ra câu hỏi này bởi bằng cách nào đó, trading luôn có vẻ hấp dẫn và quyến rũ hơn rất nhiều khi so sánh với đầu tư.
Giao dịch lướt sóng bao gồm những ấn tượng về rất nhiều hành động liên tục, ra quyết định nhanh chóng, cảm giác hồi hộp khi kiếm được nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó đầu tư hướng tới mục tiêu lợi nhuận ổn định, bền vững trong nhiều năm, với mức độ biến động tối thiểu và do đó không có hứa hẹn về sự phấn khích.
Vì vậy, có một nhóm lớn những người mới tham gia thị trường đều hướng tới giao dịch lướt sóng ngắn hạn và sự giàu có mà nó hứa tạo ra cho họ. Nhiều người trong số những người này thậm chí còn không rõ liệu họ đến thị trường vì tiền hay vì cảm giác hồi hộp khi lướt sóng.
Sau nhóm này là nhóm có lẽ còn đông đảo hơn: Những người đang có việc làm. Họ ghét công việc của mình và ước gì ngày mai họ có thể nghỉ việc! Và còn gì tốt hơn là bước vào thế giới giao dịch lướt sóng: Mua và bán cổ phiếu, hàng hóa hay ngoại hối.
Bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc làm tất cả những điều đó trong thời gian của riêng mình, không cần phải xin phép sếp, không có đồng nghiệp khó chịu hay cáu kỉnh, không có thời gian cố định và tự do làm bất cứ điều gì bạn muốn. Nhóm này là một lực lượng hùng hậu, có số lượng lớn chỉ vì nhiều người trong số họ thiếu can đảm để thực sự bỏ việc và theo con đường trader chuyên nghiệp.
Cuối cùng là nhóm của những kẻ lười biếng, bất tài. Họ thực sự không thích hợp cho bất kỳ công việc nào hoặc vì họ quá lười biếng hoặc họ không có, không chịu rèn kỹ năng. Nhiều người trong số họ cuối cùng trở thành trader. Bởi vì ngành kinh doanh này không có rào cản gia nhập, không cần vốn, có thể kinh doanh từ bất cứ đâu và khiến họ bận rộn cả ngày.
Mặc dù nhiều nhà đầu tư thông thái khuyên chúng ra rằng không nên tham gia giao dịch lướt sóng (trading). Họ nói rằng hơn 90% thua cuộc. Nhưng số đông thường không nghe lời khuyên này. Bằng cách nào đó, họ thuyết phục bản thân rằng họ không nằm trong số 90% hoặc họ sẽ tìm ra cách để không trở thành một phần của nó. Thực tế là khoảng 90% số người bị thua là sự thật. Vì vậy, câu hỏi thực sự là giao dịch lướt sóng có mang lại cho bạn giá trị?
Hãy xem xét ở một số thống kê khác:
– Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều thất bại, với tỷ lệ 90%.
– Hầu hết các sản phẩm mới được đưa vào thị trường (kể cả của các công ty lớn hoặc có uy tín) đều bị lỗi đến 90%.
– Hầu hết các bộ phim được thực hiện đều không thành công – lên đến 90%.
Hay lĩnh vực đời sống:
– 90% những người ăn kiêng hoặc tham gia phòng tập thể dục từ bỏ vài tuần bắt đầu.
– 90% người dân không có các kỹ năng cơ bản để điều hành bất kỳ việc kinh doanh nào
Và cụ thể hơn để giao dịch:
– 90% những người giao dịch tiền tệ, ngoại hối hiện nay không làm việc đó vì tiền. Họ đến phần nhiều vì cảm giác mạnh nó mang lại hoặc chỉ để có việc gì đó để làm với cuộc sống của họ.
– 90% các nhà giao dịch không muốn học hỏi, đào tạo cho mình các kỹ năng cơ bản và nâng cao.
– 90% các nhà giao dịch không thể thừa nhận mình đã sai hay lỗi trong cách thực hiện.
Vì vậy, rõ ràng là con số 90% này chiếm ưu thế ở khắp mọi nơi. Nó không chỉ giới hạn trong giao dịch lướt sóng. Thế nhưng thật không may, không ai nói với bạn tất cả điều này. Trong lĩnh vực kinh doanh, không ai kỳ thị việc thất bại, họ tiếp tục và bắt đầu một dự án khác. Nhưng điều này lại không được áp dụng trong giao dịch trên thị trường tài chính!
Tại sao lại có con số này? Đến nay chưa có một nghiên cứu giải thích rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là nếu nguyên tắc 90% này đúng thì bạn suy ngẫm gì về nó? Hãy nhìn nhận theo hướng sau: Nếu không có 90% người thua, bạn sẽ thắng bằng cách nào? Xét cho cùng, giao dịch lướt sóng là một trò chơi có tổng bằng không. Vì vậy, càng có nhiều trader và nhà đầu tư tồi, cơ hội chiến thắng cho bạn càng lớn!
Bây giờ, câu hỏi chỉ là làm thế nào để không rơi vào 90% thua lỗ, vươn tới 10% chiến thắng trên thị trường? Đây là một số điều bạn có thể làm:
– Không nghĩ giống 90% còn lại.
– Bạn tham gia thị trường không phải vì cảm giác hồi hộp, hào hứng hay đánh bạc.
– Luôn sẵn sàng học hỏi để xây dựng và hoàn thiện các kỹ năng chơi trò chơi.
– Tạo một quy trình, xem xét, tinh chỉnh cho đến khi nó hoạt động nhất quán. Và sau đó ngồi lại và làm việc.
– Tập trung hơn và ít xúc động hơn trước các sự kiện và tin tức. Điều này trái với hành vi của 90% người tham gia thị trường.
– Đừng đi tắt đón đầu. Những người thất bại luôn là những kẻ đi tắt đón đầu.
Hãy hiểu rằng tất cả những điều này đều cần thời gian để trở thành một phần của bạn, nhưng nó phải xảy ra nếu bạn muốn nâng bản thân lên nhóm 10%. Tin tốt là thế giới luôn sản sinh ra 90% nhà đầu tư thất bại và sẽ không bao giờ thiếu họ. Nhu cầu tìm kiếm cảm giác mạnh, không muốn làm việc chăm chỉ, khao khát mãnh liệt đi trước bằng cách đi tắt đón đầu, không có khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân sẽ luôn đảm bảo rằng lượng tiền đó sẽ không bao giờ biến trên thị trường.
Chốt lại câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi đầu tiên là: Giao dịch lướt sóng thực sự có giá trị miễn là bạn trở thành một phần của 10% còn lại của thị trường.
(Tham khảo: economictimes.indiatimes)
Theo Thảo Nguyên
Doanh nghiệp và tiếp thị