Cả một đời chinh phạt chiến công hiển hách, Thành Cát Tư Hãn để lại 4 bài học khiến hậu thế không khỏi thán phục!

15 Th12, 2023
avatar post

“Nếu sợ thì đừng làm, nếu đã làm thì đừng sợ!” – Thành Cát Tư Hãn

Vào năm 2003, một nghiên cứu lịch sử về di truyền học đã phát hiện ra rằng 1 trong số 200 đàn ông trên thế giới rất có thể là hậu duệ trực tiếp của Thành Cát Tư Hãn. Theo ghi chép để lại một trong số các con trai của Thành Cát Tư Hãn được cho là đã có 40 con trai riêng!

Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất trong lịch sử và trong hơn một thế kỷ, ông và con cháu chinh phục và cai trị một trong những đế chế lớn nhất tại thời điểm đó.

Là một vị tướng dành phần lớn cuộc đời trên chiến trường, Thành Cát Tư Hãn cực kỳ tàn nhẫn và quyết đoán. Hàng thế kỷ sau khi ông qua đời, hậu thế vẫn nhắc về tên tuổi của ông.

Temujin hay còn gọi là Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) sinh ra ở miền Bắc Mông Cổ dọc theo bờ sông Onon, trải qua một tuổi thơ khó khăn, thiếu thốn. Cha ông bị đầu độc và bỏ mạng khi ông mới 9 tuổi, gia đình bị chính bộ tộc của trục xuất, mẹ Thành Cát Tư Hãn phải một mình nuôi nấng 7 đứa con.

Nhìn lại cuộc đời lẫy lừng của Thành Cát Tư Hãn, chúng ta có thể học được những bài học quý báu trong cách sống.

1. Nhìn xa trông rộng

Ở tuổi 20, Thành Cát Tư Hãn bị bắt làm nô lệ sau một cuộc đột kích nhưng đã có thể trốn thoát và sau đó xây dựng một đội quân hơn 20.000 người. Làm thế nào mà một nô lệ lại có thể khiến 20.000 người tin tưởng và phục tùng?

Cả một đời chinh phạt chiến công hiển hách, Thành Cát Tư Hãn để lại 4 bài học khiến hậu thế không khỏi thán phục! - Ảnh 1.

Ông có một tầm nhìn tuyệt vời. Ngay từ sớm, ông đã cho rằng tất cả các bộ lạc Mông Cổ nên chấm dứt xung đột gây chia rẽ và đoàn kết dưới sự lãnh đạo và cai trị của một người lãnh đạo. Tầm nhìn về một đế chế Mông Cổ hùng mạnh hơn này đã khiến nhiều người khuất phục và đi theo ông.

Thành Cát Tư Hãn còn có một khẩu hiệu là: “Hợp nhất cả thế giới trong một đế chế”. Và ông đã dùng cả cuộc đời mình để theo đuổi điều này. Nhờ vào tài năng quân sự và sự hiểu biết của mình, Thành Cát Tư Hãn đã hiện thực hoá lời tuyên bố về một Mông Cổ hùng mạnh vào năm 1206.

Quân đội Mông Cổ của ông là một nhóm chiến binh được trang bị kỹ càng và cực kỳ gan dạ. Chẳng bao lâu sau, Thành Cát Tư Hãn xây dựng đế chế lớn nhất trong lịch sử. Thành Cát Tư Hãn đã cho thấy rằng chỉ có tầm nhìn là không đủ. Để thành công cần có tầm nhìn cùng với trí thông minh và khả năng thực thi.

Ngoài việc là một thiên tài quân sự, Thành Cát Tư Hãn còn là một người có tầm nhìn xa trông rộng, người luôn đảm bảo sự thành công của dân tộc mình sau khi ông qua đời, phân chia đế chế của mình cho các con trai cai trị.

2. Lãnh đạo khôn ngoan

Theo ước tính của một số nhà sử học, quân đội của Thành Cát Tư Hãn đã cướp đi sinh mạng của hơn 40 triệu người – chiếm khoảng 11% dân số thế giới. Thành Cát Tư Hãn được mệnh danh là một trong những vị vua chiến binh tàn bạo nhất từng trị vì.

Nhưng ông cũng biết rằng để nắm giữ quyền lực và xây dựng đế chế lâu dài, ông cần phải điều hành một cách khôn ngoan.

Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất thành công các bộ lạc chiến đấu trước đây và cấm sử dụng hình thức tra tấn. Ông cũng không thích đặc quyền của tầng lớp thượng lưu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập suốt đời và cung cấp các quyền cho phụ nữ Mông Cổ, vào thời điểm đó, tư tưởng ấy vô cùng tiến bộ. Người ta cũng cho rằng ông đã tạo ra hệ thống bưu điện quốc tế đầu tiên, nhờ vào mạng lưới liên lạc rộng khắp đế chế của mình, cho phép dòng thông tin, vật tư và hàng hóa di chuyển với tốc độ lớn.

3. Tránh xa cái bẫy hư vinh

Thành công của Thành Cát Tư Hãn không phải do may mắn mà được sinh ra từ kinh nghiệm, bản năng và sự quan sát.

    Cả một đời chinh phạt chiến công hiển hách, Thành Cát Tư Hãn để lại 4 bài học khiến hậu thế không khỏi thán phục! - Ảnh 2.

    Các nhà lãnh đạo như Mark Zuckerberg và Warren Buffett được biết đến là người thích lối sống tối giản trái ngược với sự giàu có của họ. Thành Cát Tư Hãn tin rằng khả năng lãnh đạo chỉ có thể hiệu quả nhất nếu không bị mắc cái bẫy của thành công.

    Câu nói nổi tiếng của ông là: “Ta ghét sự xa hoa. Ngày nào còn cai trị ngày đó ta vẫn cần rèn luyện… Con người dễ mù quáng và đánh mất tầm nhìn khi đứng trước vinh hoa phú quý. Lúc ấy các người sẽ không hơn gì một nô lệ, và chắc chắn sẽ mất tất cả”.

    4. Học từ quá khứ

    Theo quan điểm của Thành Cát Tư Hãn thì lời dạy của thế hệ trước là bài học quan trọng nhất. Chiếc áo cũ thì luôn vừa vặn và thoải mái hơn; nó đã tồn tại qua những biến cố và vẫn vẹn nguyên, đó mới là giá trị chân chính.

    Nói cách khác, chúng ta học được rất nhiều từ thế hệ trước. Học tập không ngừng mỗi ngày biến chúng ta thành những con người hiểu biết và uyên thâm. Ông kết hợp việc học với thói quen hàng ngày từ chiến thuật quân sự, phát triển trí tuệ đến các kỹ năng thực tế như gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng đến ngoại giao.

    Thành Cát Tư Hãn sinh ra không phải là người giàu có và không đến những ngôi trường danh giá để được học hành. Ông bắt đầu từ một đứa trẻ nghèo và phải tự học để trở thành một người cai trị.

    Khi nhìn vào cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn, mọi người thường nhớ đến những cuộc chiến tranh đẫm máu. Ngoài ra những bài học của ông để lại cho hậu thế cũng phần nào phản ánh sự vĩ đại của vị thủ lĩnh này. Từ những triết lý làm nên thành công của Thành Cát Tư Hãn, chúng ta có thể chinh phục “các đế chế và lãnh thổ mới” trong hành trình cuộc đời của mình!

    Nguồn: Leaderonomic

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị