7 phát ngôn ”tóm gọn” năm 2021 từ những doanh nhân hàng đầu Việt Nam: Gian nan thử người tài, khó khăn thử lòng kiên nhẫn
Theo ghi nhận của Forbes 2021, tỷ phú Trần Đình Long hiện sở hữu 3,3 tỷ USD. Thế nhưng, khi chia sẻ với truyền thông, ông Long thừa nhận, không quá để tâm đến tổng giá trị tài sản thực sự của mình.
Ông cho biết: “Thực ra hàng ngày, khi làm việc tôi không nghĩ đến tiền nên còn chẳng biết là mình có bao nhiêu. Chắc chẳng phải riêng tôi, mà nhiều người cũng thế. Khi mình làm đến mức độ nào đó thì không phải để tìm ra con số cụ thể hằng ngày về tiền nữa. Đó là điều chắc chắn chứ không phải tôi khiêm tốn hoặc lảng tránh gì.”
Trong đời sống hàng ngày, ông Long cũng luôn giữ những thói quen hết sức bình dân như cà phê vỉa hè, ăn vặt… Quan điểm của ông là “làm những cái mà tôi thích chứ không phải việc mình là tỷ phú hay là gì kia thì phải giống người ta. Tóm lại là cứ làm điều mình thích thôi!”.
Đó là chia sẻ của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Hội thảo Cấp cao toàn cầu của UNESCO năm 2021, trong đó khẳng định, bà luôn hành động vì một tương lai tươi sáng dành cho phụ nữ, nhất là các trẻ em gái trong chuyển đổi số toàn cầu.
Cũng tại hội thảo này, “nữ tướng” của Vietjet đã chia sẻ về vai trò của giới nữ, “nhờ khoa học và công nghệ mà tôi cùng nhiều nữ doanh nhân khác có cơ hội hiện thực hóa ước mơ của mình.”
Trở thành triệu phú USD khi mới 21 tuổi, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chính là hình mẫu mà thế hệ trẻ đang hướng tới. Nữ tỷ phú quan niệm, không chỉ kinh doanh mà mọi thứ đều phải đi đầu xu thế và can đảm vượt qua thách thức. Thành công của những doanh nghiệp mang dấu ấn của nữ doanh nhân như Vietjet, HDBank mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng.
2021 là năm có nhiều dấu ấn với Chủ tịch Trịnh Văn Quyết. Trong thời gian vừa qua, hãng hàng không Bamboo Airways liên tục lập những đường bay mới, cả quốc tế lẫn nội địa. Hơn 1 tháng sau khi bay thẳng Mỹ, Bamboo Airways tiếp tục mở đường bay thẳng Việt – Anh.
Theo kế hoạch, đầu năm 2022, hãng sẽ triển khai các đường bay thẳng thường lệ kết nối Thủ đô Hà Nội và TPHCM (Việt Nam) với Thủ đô London (Anh), tần suất chung sẽ được nâng dần lên theo nhu cầu thị trường. Dự định mua đội bóng Ngoại Hạng Anh cũng là một phần trong chiến lược mở rộng này.
Không những vậy, cổ phiếu FLC tăng giá mạnh, góp phần nâng tài sản của Chủ tịch Quyết tăng gấp đôi trên sàn chứng khoán.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí năm 2021, khi được hỏi quan niệm về tiền, vị tỷ phú chia sẻ: “Với tôi, tiền là phải đầu tư, phải tiêu, phải luân chuyển, phải sản xuất kinh doanh, chứ giữ cả tỷ đô mà cứ cất ở đấy cũng chả để làm gì, coi như không có tiền.”
Năm 2022 hứa hẹn sẽ là một năm “sôi động” đối với Chủ tịch FLC vì những kế hoạch và dự định vẫn còn đang dang dở.
Ông Lê Viết Hải vẫn thường nhắc nhở, khích lệ cho bản thân mình và nhân viên rằng “chính những bài toán khó, chính những thử thách cam go mới xứng đáng để chúng ta nỗ lực”.
Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Lê Viết Hải luôn tâm niệm rằng phải tận tâm cống hiến, phụng sự xã hội để đem đến những điều giá trị nhất. Ông luôn trăn trở, đau đáu với niềm đau của đồng loại, của nhân tình thế thái và mong muốn góp sức dù chỉ là nhỏ nhoi với tài trí của mình để đưa ngành xây dựng Việt Nam vươn xa, có vị thế trên thế giới.
Ở tuổi 60, chỉ sau hơn nửa năm chuyển giao vị trí CEO cho con trai Lê Viết Hiếu, ông Hải lại tiếp tục giấc mơ mới. Giấc mơ đó sẽ dành cho những người trẻ như Hiếu, được ông “nuôi dưỡng” bằng tình phụ tử như ông từng dành cho Hiếu, được ông gọi là: “Thời gian cuối đời để xây dựng công trình vĩ đại, mang tên: Thế hệ vàng”.
Trong năm 2021, các doanh nghiệp nói chung đã đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng không ngoại lệ, khi rơi vào hoàn cảnh hoạt động bị ngưng trệ. Đây có thể nói là một trong những tổn thất chưa từng có từ trước đến nay.
Đứng trước tình thế này, trên cương vị là một người lãnh đạo, CEO Lê Hồng Hà vẫn giữ lập trường vững vàng và niềm tin vào cơ hội phục hồi trong giai đoạn mới.
Ông chia sẻ trong một bài phỏng vấn cuối năm 2021: “Đối với doanh nghiệp hàng không lúc này, lỗ là bình thường, lãi mới bất thường (cười). Chẳng hãng nào có lãi cả… Dịch bệnh rồi sẽ qua và chắc chắn chúng tôi sẽ phục hồi.”
CEO Đoàn Văn Hiểu Em là người Việt Nam trẻ nhất giữ vị trí Tổng giám đốc của một công ty tỷ đô như Thế Giới Di Động. Đảm nhiệm chức vụ với áp lực từ cái bóng quá lớn của ông Nguyễn Đức Tài và Trần Kinh Doanh, CEO này từng nghĩ có lẽ mình chỉ là người… giữ chùa.
Sau 2 năm, CEO sinh năm 1984 đã giúp Thế Giới Di Động tăng gấp đôi thị phần. Bất chấp biến động dữ dội vì dịch bệnh Covid-19, doanh thu tổng năm 2020 của Tập đoàn này vẫn tăng hơn 1 tỷ USD so với 2019, đạt gần 5 tỷ USD.
Thế Giới Di Động dưới thời của CEO Đoàn Văn Hiểu Em đã vượt qua những giới hạn và khuôn khổ trước đây. Trong suốt thời gian qua, CEO trẻ tuổi này đã không ngần ngại thử nghiệm các mô hình từ trước đến nay chỉ nằm trên giấy.
Đã có những thử nghiệm phải đóng lại như chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ, nhưng lại có nhiều bài học mới được mở ra. Một trong số đó phải kể đến chuỗi Điện máy Xanh Supermini với dự án mang tên 300/6 (mở 300 cửa hàng Điện máy Xanh Supermini chỉ trong vòng 6 tháng).
Đây là một thành tích đáng nể trong tình hình đại dịch diễn biến phức tạp và thị trường nói chung có chiều hướng đi xuống. Thế nhưng, Thế Giới Di Động vẫn tìm thấy những cơ hội, “khi người khác không làm gì, bạn phải làm nhiều hơn. Khi người khác đứng lại, bạn phải chạy thật nhanh”.
Bàn về những tác động của dịch tại chuỗi hội thảo VIETNAM CEO FORUM với chủ đề “Mặt trời ló dạng nơi đâu?”, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom, đánh giá Covid-19 gây ảnh hưởng nặng đến các doanh nghiệp. Đây là tình huống không thể tránh được.
Ông cho biết, trong cuộc khủng hoảng và biến động liên tục như hiện nay, buộc lòng mọi người phải tìm hiểu thế giới và cuộc sống xung quanh. Nhận thức được con đường học tập nào sẽ dẫn đến những cơ hội mới, nghề nghiệp mới để từ đó có phương thức sống mới cho chính mình và giúp đỡ những người xung quanh.
Ông Tiến cho rằng muốn có sự khác biệt, sự đột phá và những thành tựu mới thì phải hình thành tư duy phản biện ngay từ lúc đầu.
Bài viết: Thùy Anh – Thiết kế: Ngọc Hà
Theo Nhịp sống kinh tế