5 quy tắc ngầm giúp kéo dài tình bạn, số 1 cực đắt giá: Lợi dụng lẫn nhau là chất xúc tác duy trì tình bạn!
1. Lợi dụng lẫn nhau là chất xúc tác duy trì tình bạn
Việc kết bạn đối với người trưởng thành không còn đơn giản chỉ để vui chơi như thuở thơ bé nữa mà phần lớn đều xây dựng dựa trên một mối quan hệ lợi ích nào đó. Khi chúng ta coi nhau như bạn bè thân thiết, bạn bè bạn càng dễ nhờ vả nhiều hơn và đôi lúc bạn thấy sao mình giống như bị lợi dụng quá.
Nếu bạn nghĩ đến hai chữ “lợi dụng” theo hướng tiêu cực, đương nhiên sẽ có cảm giác bực tức và khó chịu. Nhưng hãy thay đổi góc nhìn xem, bạn càng bị lợi dụng đồng nghĩa với việc bạn có giá trị, có năng lực nên người khác mới lợi dụng chứ nếu không có năng lực thì họ chẳng việc gì phải tìm đến bạn.
Do đó, thay vì tức giận, buồn bã vì bị người khác lợi dụng mình, chúng ta phải nhìn nhận được giá trị của sự trao đổi đồng giá tồn tại trong mọi mối quan hệ của người trưởng thành. Đây chính là cơ sở để xây dựng mạng lưới xã giao, là giá trị để gắn kết những mối quan hệ lâu dài nhất.
Trong công việc, đừng bao giờ nói chúng ta bị bóc lột, bị lợi dụng quá nhiều từ cấp trên, từ đồng nghiệp. Chúng ta hãy nghĩ rằng, bản thân mình có thể bị lợi dụng nghĩa là chúng ta đang sở hữu giá trị, tiêu chí nào đó được đối phương coi trọng. Những nhân viên không có giá trị lợi dụng mới là những người phải lo lắng vì có thể bản thân sẽ bị loại khỏi cuộc chơi bất cứ lúc nào.
Mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, có sự trao đổi đồng giá từ cả hai phía mới là trạng thái bền vững nhất. Trong nhiều trường hợp, sếp bạn thông qua năng lực làm việc ưu tú của cấp dưới đạt tới những công trạng và địa vị của bản thân mình. Còn bạn cũng thông qua lãnh đạo để tiếp cận được những cơ hội thăng tiến, những kinh nghiệm nghiệp vụ và tiền lương. Càng được người ta nhờ vả và lợi dụng, chúng ta lại càng có thể đi xa hơn nếu suy nghĩ khác đi và biết áp dụng đúng cách.
Nếu bạn chưa từng một lần lợi dụng bạn bè của mình, chứng tỏ bạn không hề có một người bạn thật sự. Nếu chúng ta chưa bao giờ bị bạn bè lợi dụng, chứng tỏ chúng ta luôn là người cô đơn một mình hoặc năng lực của bạn chưa đủ tốt. Câu nói này không phải luôn đúng trong mọi trường hợp, nhưng cũng có đạo lý riêng của nó.
Nhiều người cảm thấy hai chữ lợi dụng mang tính tiêu cực và tàn nhẫn trong tình bạn, nhưng về bản chất, chỉ riêng việc chúng ta kết giao vì tính cách của đối phương đem lại cảm giác thoải mái cho bản thân khi nói chuyện, đó cũng là một cách đem lại lợi ích cho chính mình, chỉ có điều lợi ích ở đây chỉ dừng lại ở khía cạnh tinh thần.
Thế nhưng, trong bất cứ một mối quan hệ nào, nếu chúng ta chỉ đơn thuần tận dụng những ưu điểm, sở trường của họ để đạt được mục tiêu của bản thân từ một phía mà không có sự đánh đổi ngang bằng, mối quan hệ đó sẽ không bao giờ có thể tồn tại lâu dài được. Khi năng lực của hai bên được đánh đổi ngang bằng, lợi ích nhận được tương đương, tình cảm mới có thể phát triển lâu dài.
2. Có vay, có trả và phải đúng hẹn và đúng số lượng
Một số người nghĩ rằng đã là bạn bè thì đồ của bạn cũng chính là đồ của mình và tha hồ sử dụng mà không cần hỏi ai một tiếng. Một số người quảng giao tốt thì bạn bè sẵn lòng cho mượn đồ, mượn tiền. Còn có một số người kết bạn nhưng họ sử dụng bạn bè của họ để tạo ra lợi ích cho riêng mình. Họ mượn xe và mượn tiền, nhờ vả đủ kiểu. Trên thực tế, quan điểm này làm cho bạn bè của họ rất đau lòng. Nói cách khác, đây hoàn toàn không phải là một tình bạn thực sự.
Tình bạn khi nói đến tiền, có xu hướng khó khăn hơn. Nếu bạn vay tiền từ một người bạn thì hãy nói với họ rằng bạn sẽ trả lại đúng hẹn. Chữ tín là tiêu chí cơ bản nhất để trở thành một con người có nhân cách. Mối quan hệ giữa hai người được duy trì bằng một từ “trung thực”, nếu bạn không trung thực, lúc nào cũng gian xảo và mưu mô với bạn bè, đâm thọc với người thứ ba thì bạn không chỉ mất đi tình bạn mà còn mất luôn chữ tín của chính mình.
3. Đừng dại dột bàn tán hay bình luận về bạn của bạn bè bạn
Cho dù bạn có nghĩ như thế nào về những việc làm của bạn thân của bạn bè bạn thì cũng đừng dễ dàng phán xét họ khi chưa hiểu gì về họ. Mọi người đều có danh sách bạn bè của riêng mình và những người này có cách làm việc của riêng họ. Nhiều khi, im lặng đúng cách, quản tốt cái miệng cũng là một cách tôn trọng tình bạn.
Một người thực sự trưởng thành sẽ không dễ dàng đánh giá tốt hay xấu về bạn bè của người khác, nói gì đến bạn của bạn bè mình. Trong cuộc sống, có không ít những người trẻ tuổi trong cuộc sống cứ hay chê bai và phê phán bạn bè mình vì không biết chọn bạn mà chơi.
Nên nhớ, bạn có sự lựa chọn của bạn, bạn bè của bạn có lựa chọn của bạn bè và bạn cần biết cách tôn trọng người khác. Bạn nên nhớ rằng tốt hơn hết là nói đúng nơi, đúng người, đúng lúc và đúng chỗ.
4. Dù là bạn bè xã giao hay thân thiết hãy nhớ: LỄ NGHI
Bất kể mối quan hệ của bạn bền chặt như thế nào, thì đừng quên lễ nghi. Tương tác của bạn bè cũng liên quan đến rất nhiều nghi thức và nếu họ hoàn toàn bị phớt lờ, họ cũng sẽ phá hủy tình bạn với người khác.
Vấn đề xã giao khi tương tác với nhau, đặc biệt là khi đối diện với gia đình hai bên đó là hai bên có tôn trọng gia đình của người kia hay không. Nếu không tôn trọng gia đình bạn bè của bạn thì tình bạn của bạn không còn nữa hoặc là cả hai sẽ trở mặt nhau và bạn không hề biết sự nguy hiểm của việc này lớn đến mức nào. Đây không chỉ là vấn đề về sự tôn trọng người khác, mà còn là một người tu luyện và phản ánh tính cách của bạn.
Những người không chú ý đến thái độ của người khác rất dễ kiêu ngạo. Khi bạn làm tổn thương người khác, cuối cùng bạn sẽ làm tổn thương chính mình.
5. Giữ chừng mực: Đừng nói chuyện của đối tác của bạn cho một đối tác khác
Đây là một điều rất nhạy cảm, ngay cả khi bạn có thể đảm bảo rằng bạn không gặp vấn đề gì, nhưng liệu bạn có thể an tâm rằng mọi người không có bất kỳ suy nghĩ bất lợi nào về bạn hay không.
Hãy tốt với chính mình, chỉ cần ở trong các mối quan hệ của chính mình, bạn bè là bạn bè, khoảng cách vẫn được duy trì. Việc giữ khoảng cách như vậy sẽ không phải để bạn xa lánh bạn bè mình, mà là để tình bạn của bạn được duy trì.
Theo Tịnh Kỳ/ Trí Thức Trẻ