“2 giờ không làm gì” – bí quyết lạ giúp Albert Einstein có trí tuệ thiên tài: Cách thực hiện đơn giản đến bất ngờ!
Albert Einstein thích mơ mộng và đã có ý tưởng về thuyết tương đối nổi tiếng trong những giây phút “không làm gì” khi 16 tuổi. Charles Darwin cũng thực hành phương pháp “không làm gì” này và gọi nó là “con đường tư duy” để đi sâu vào suy nghĩ của chính mình.
Giai thoại về những phát kiến vĩ đại khởi sinh từ quá trình trầm tư mặc tưởng không hề hiếm. Các danh nhân như Charles Darwin hay Friedrich Nietzsche đều cho rằng những phát kiến của mình được tạo ra từ những khoảng thời gian dài họ “không làm gì” mà chỉ miên man với suy nghĩ của mình.
Điều này dường như ngược với suy nghĩ của chúng ta ngày nay khi năng suất làm việc của một người được đánh giá bằng số giờ làm việc và kết quả mà người đó tạo ra. Điều này đưa đến một câu hỏi: Liệu những gì diễn ra với các thiên tài kia có phải là ngẫu nhiên? Nếu không thì điều kiện là gì?
Albert Einstein có rất nhiều thí nghiệm tưởng tượng. Ví dụ với thuyết tương đối, ông tiết lộ từng thực hiện một thí nghiệm tưởng tượng kết quả của tình huống: một người rơi từ mái nhà và một chiếc thang máy đang tăng tốc.
Những học thuyết nổi tiếng và là nền tảng cho vật lý hiện đại của ông thực tế chỉ là một phần trí tưởng tượng của ông.
Bạn cũng có thể làm như Einstein, tiến hành những thí nghiệm tưởng tượng trong đầu, như tưởng tượng ra tất cả những khả năng có thể và kết quả của mỗi tình huống nhất định, rồi tự hỏi: “Nếu mình làm như thế, điều gì sẽ xảy ra?”.
Bạn có thể học tập cách những thiên tài tìm ra những ý tưởng mới bằng cách đơn giản dưới đây:
Hãy để tâm trí của bạn thả trôi
Dành nhiều thời gian hơn để dừng lại, suy nghĩ và phân tích xem bạn đang ở đâu trong cuộc sống, liệu rằng bạn có hài lòng với mục tiêu của mình hay không, xác định kế hoạch tương lai và hãy cứ để bản thân mơ mộng.
Theo Fiona Kerr từ Đại học Adelaide, việc này có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn khi buộc phải đối mặt với những tình huống bất ngờ, không theo thường lệ hoặc nảy sinh những ý tưởng sáng tạo.
Quy tắc 2 giờ
Đối với một người bình thường, dành 2 giờ để lướt mạng xã hội có vẻ bình thường, nhưng dành ra 2 giờ để suy ngẫm thì quả là quá nhiều. Bạn có thể lấy một cây bút và một cuốn sổ và tự trả lời một số câu hỏi như:
Tôi đã đạt được hay chưa đạt được những mục tiêu nào?
Tôi có thể tăng tốc quá trình đạt được mục tiêu của mình không?
Tôi có cảm thấy được truyền cảm hứng không?
Tôi sẽ ra sao trong 6 tháng tới?
Suy nghĩ để tìm cách trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn cân bằng giữa dài hạn và ngắn hạn, nắm bắt được vấn đề bản thân đang vướng phải.
Hai giờ chỉ dành cho suy nghĩ có vẻ dà. Khi bắt đâu, bạn có thể dành ra ít nhất một giờ để thử nghiệm. Nó cho phép tâm trí bạn được tự do thả trôi, và nếu bạn đưa ra những câu hỏi hay và tìm được câu trả lời, tư duy của bạn sẽ càng trở nên sắc bén. Và điều này sẽ càng rõ hơn theo thời gian.
Đi dạo và tận hưởng thiên nhiên
Đi dạo một mình trong công viên là một cách tuyệt vời để suy nghĩ thấu đáo về những điều mà thường ngày chúng ta không có thời gian nghĩ tới. Theo một nghiên cứu, dành thời gian trong thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe tinh thần của một người, nó thúc đẩy khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Tự viết cho bản thân một lá thư
Viết thứ cho bản thân đạt hiệu quả rất tốt. Đó là một cách tuyệt vời đề nhìn lại nội tâm của bản thân, có cơ hội quan sát những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình (với cả tư cách người kể chuyện và người nghe), đưa ra những kết luận mới và nhìn bao quát về quá khứ cũng như tương lai.
Nghiên cứu từ đại học Northwestern đã chỉ ra rằng, việc viết ra những suy nghĩ của bạn về tương lai xa sẽ hữu ích cho tâm trí của bạn. Nó thúc đẩy bạn thực hiện những gì cần thiết để đạt được mục tiêu và gắn bó với mục tiêu.
Zat Rana là một nhà báo. Cô đã thử nghiệm “quy tắc 2 giờ không làm gì” dựa trên thói quen của các nhà khoa học và triết gia thành công. Zat thừa nhận rằng, nó đã đem lại một kết quả tuyệt vời cho cô.
Mỗi tuần, Zat dành 2 giờ để “không làm gì”, tự nghiền ngẫm những suy nghĩ của bản thân. Sau một thời gian, cô nhận thấy tư duy của bản thân trở nên sắc bén và 2 giờ/tuần là cái giá quá tốt cho một phần thưởng như vậy. Thói quen này chắc chắn đáng đầu tư thời gian hơn nhiều so với việc lướt Facebook. Và biết đâu, nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Thiên An/ Theo Nhịp sống kinh tế